Quy
trình kỹ thuật
trồng
nhân sâm Cao ly
Hàn Quốc.
1. Giới thiệu chung
- Hàn Quốc không chỉ
được biết đến với tên gọi “xứ sở kimchi” và còn nổi tiếng là vùng đất của nhân
sâm. Nhân sâm Hàn Quốc có những giá trị to lớn cả về mặt y học lẫn kinh tế và
văn hóa.
- Nhân sâm có tên
khoa học là Panax Ginseng C.A.Mey, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) hoặc họ Ngũ
gia bì...
2. Thành phần
- Nhân sâm có chứa
nhiều glucoxit nhân sâm, acid amin, các loại chất xúc tác polipeptit,
polisaccarit, tinh dầu, adcid sunfuric, đường mạch nha, đường saccazo, đường
glucose, nhưa quả, vitamin A, B1, B2, C…
- Nhân sâm có tác dụng
tăng lực, tăng cường vận động cơ thể, tăng sức bền, giảm mệt mỏi thể chất, rút
ngắn thời gian phục hồi sau khi vận động quá độ…
3. Tập tính sinh trưởng của nhân sâm
- Nhân sâm là thực
vật âm tính, ưa khí hậu ôn hòa, mát mẻ, sợ ánh mặt trời mạnh chiếu trực tiếp, kị
mưa và nhiệt độ cao, sợ gió nóng. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 20 – 28oC.
4. Xử lý hạt giống
- Lượng hạt cần cho 1 sào Bắc Bộ( 360m2)
khoảng 0.2- 0.3 kg hạt.
- Hạt giống được
thu hái từ cây nhân sâm tuổi 3 mới đảm bảo chất lượng hạt giống. Sau khi xử lý
lạnh hạt giống, ngâm hạt, và ủ nẩy mầm…Khi nhân sâm cao 5 -7cm cấy vào bầu, hoặc
trồng trực tiếp ra ruộng sản xuất.
* Chú ý:
(Ngâm hạt trong nước 2 sôi 3 lạnh trong 5h, vớt hạt ủ
trong khăn ẩm 3 ngày, hàng ngày rửa chua 1 lần vào buổi chiều). Thời gian nảy mầm
110 ngày.
5. Đất trồng
-
Bằng phẳng, thoát nước tốt, cuốc ải phơi đất. Chuẩn bị vào vụ trồng cuốc đập đất
nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, phân luống rộng 150cm, luống dài khoảng 5m, vét luống
cao 30-35cm, rãnh luống 25 - 30cm. Cuốc hố trên mặt luống thành hàng cách nhau
20cm, hàng cách hàng 25 - 30cm.
6. Phân bón
- Tiến hành bón lót các loại phân bao gồm: 2-3 tạ phân
chuồng mục + 12-15kg supe lân + 12- 15 kg NPK( 15-15-15) + 4- 5kg ure.
* Chú ý: Sử dụng phân vi
sinh, phân gà hoai mục trộn đều với đất.
7. Mái che
-
Dùng lưới phản quang mầu đen che dọc theo luống…
*
Chú ý: Trồng
nhân sâm trong khay, rọ không có lưới che, cần để trong mát, tránh ánh nắng mặt
trời vào mùa hè.
8. Cách trồng
- Thời gian nhân
sâm sinh trưởng cũng phân biệt rõ rệt. Năm đầu là thời kì rễ, thân và lá bắt đầu
hình thành. Năm thứ hai đến năm thứ tư mới là thời kì nuôi dưỡng cây, phần rễ bắt
đầu phình to không ngừng, mỗi năm rễ cũng lớn thêm một nhánh. Qua 6 năm, rễ sẽ
thành nhân sâm và bắt đầu thu hoạch được.
- Trồng cây: Bóc bầu
nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến rễ cây, hố sâu 10 – 12cm, ấn nhẹ gốc, vun một lớp
đất mỏng kín hố, không để hố úng đọng nước gây thối củ...Khi cây cao 10cm theo
dõi đất trồng thường xuyên xới nhẹ phá váng, không làm ảnh hưởng tới rễ và thân
cây.
9. Rắc rạ phủ luống:
Nhân sâm nhất thiết phải có rạ hoặc rơm phủ kín luống mới
mang lại hiệu quả cao cho củ sau này và thuận tiện cho quá trình chăm sóc. Rạ
phải được phủ dày tối thiểu khoảng 3- 4cm giữ ấm trong mùa đông.
10. Chăm sóc:
- Cần giữ ẩm cho
cây nhưng không để quá ẩm kéo dài gây thối củ. Làm rãnh thoát nước ngoài ruộng
trồng, không để nước mưa tràn qua ruộng sâm, sau mưa phải tháo nước triệt để.
- Nhổ cỏ bằng tay
và vét rãnh luống, tháng 3 cho sâm nhú mầm, tháng 4-5 đảm bảo tưới giữ ẩm,
tránh nắng hạn.
- Trước tháng 6 làm vệ sinh vườn, vét
rãnh luống, khơi thông hệ thống thoát nước.
- Cuối mùa mưa bón phân quanh gốc, vét
rãnh luống, nhặt cỏ dại cho sâm ngủ đông.
Quá trình
phát triển của cây nhân sâm 6 tuổi
Củ
nhân sâm khi đạt được 6 tuổi sẽ tích lũy được đầy đủ dưỡng chất cần thiết làm
nên giá trị của củ nhân sâm. Cây nhân sâm được phát triển như thế nào chắc hẳn
không phải ai cũng biết. Tìm hiểu quá trinh phát triển của cây nhân sâm sẽ hiểu
thêm về giá trị của nhân sâm và biết chọn mua những củ sâm tốt nhất.
Quá trình
phát triển của cây nhân sâm trong 6 năm từ lúc bắt đầu gieo hạt cho đến lúc thu
hoạch được mô tả sau đây:
Cây Nhân
Sâm phát triển và thay đổi hình dạng kích thước theo từng năm rễ sâm và lá sâm
cũng sẽ phát triển qua từng giai đoạn. Cho nên bằng cách quan sát có thể biết
cây đang ở tuổi nào.
- Năm thứ nhất: Vào năm thứ nhất thì rễ nhân sâm sẽ
phát triển ra khoảng 3 – 4cm. Cây nảy mầm với một cuốn với 3 chiếc lá.
Cây Nhân
Sâm lúc 1 tuổi: Thân có 1 nhánh, có 3 lá nhỏ
- Năm thứ hai: Vào năm thứ hai thì cây nhân sâm đã này
thành hai nhánh nhỏ và năm chiếc lá con, và lúc này thì rễ nhân sâm đã bắt đầu
tách thành hai nhánh chính.
Lúc 2
tuổi: Thân có 2 nhánh, mỗi nhánh có 5 lá
- Năm thứ ba: Vào năm thứ ba thì cây nhân sâm đã phát
triển hơn rất nhiều, lá ra nhiều hơn, rễ bắt đầu phì to hơn, xung quanh 2
thân con và thân chính bầu có những nhánh rễ phụ.
Cây Nhân
Sâm lúc 3 tuổi: Thân có 3 nhánh, mỗi nhánh có 5 lá
- Năm thứ tư – năm: Đến năm thứ tư thì rễ sâm tiếp tục lớn
thêm, hai thân chính phình to ra và tăng trưởng thêm nhiều rễ con và rễ phụ.
Những cây sâm nào có nhiều rễ phụ và rễ còn thì là những cây nhân sâm có chất
lượng tốt. Ở giai đoạn phát triển này cây sâm đã phát triển gần như hoàn
thiện.
lúc 4
tuổi: Thân có 4 nhánh, mỗi nhánh có 5 lá
Lúc 5
tuổi: Thân có 5 nhánh, mỗi nhánh có 5 lá
- Sau 6 năm: Đây là thời điểm củ nhân sâm đã tổng
hợp đầy đủ các chất làm nên giá trị của củ nhân sâm tươi, Giai đoạn này củ nhân
sâm đã sẵn sàng cho thu hoạch, lúc này cây nhân sâm có chiều dài thân và rễ
khoảng 7 ~ 10cm, đường kính khoảng 2 ~ 3cm. Một số cây Nhân Sâm có tổng chiều
rễ và rễ con là 34cm, trọng lượng khoảng 40 ~ 120g. Có khi lên đến 300g.
Lúc 6
tuổi: Thân có 6 nhánh
CÁC LOẠI SÂM
|
Đông y coi sâm là vị thuốc đứng đầu các vị
thuốc bổ, theo thứ tự : sâm, nhung, quế, phụ.
Sâm nói ở đây là vị nhân sâm, vì
nhân sâm có hình giống người nên 1 số vị thuốc cũng được gọi là sâm. Ở đây,
chúng tôi giới thiệu 1 số vị thuốc mang tên sâm, có vị đã được nghiên cứu công
nhận tốt, có vị chưa được nghiên cứu.
NHÂN SÂM
Còn có tên là viên sâm, dã nhân sâm.
Tên khoa học: panax ginseng C. A. Mey. ( P.schinseng Nees ).
Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae
Tên nhân sâm do có hình giống hình người.
Nhân sâm là rễ chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây nhân sâm trồng hoặc mọc
hoang. Có tác giả chia thành 2 loại như sau:
- Nhân sâm mọc hoang: Panax ginseng C.
A. Mey. forma sylvestre Chao
et shih
- Nhân sâm trồng: Panax ginseng C.
A. Mey. forma sativum Chao et shih.
1. Mô tả cây nhân sâm
Cây nhân sâm là
1 cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m. Rễ mẫm thành củ to. Lá mọc vòng,
có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây
mới được 1 năm ( nghĩa là sau khi gieo được 2 năm )thì cây chỉ có 1 lá với
3 lá chét, Nếu cây mới được 2 năm thì cây cũng chỉ có 1
lá với 5 lá chét. Cây nhân sâm 3 năm có 2 lá kép, Cây nhân sâm
4 năm có 3 lá kép, Cây nhân sâm 5 năm trở lên có 4 đến 5
lá kép, tất cả đều có 5 lá chét ( cũng có cây 6 lá chét) hình trứng, mép lá
chét có răng cưa sâu.
Bắt đầu năm thứ 3 trở đi, Cây nhân
sâm mới cho hoa kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu
cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹt to
bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứ 2 hạt.
Hạt cây sâm năm thứ 3 chưa tốt, thường
người ta bấm bỏ đi, đợi cây được 4 – 5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống.
2. Phân bố, trồng hái và
chế biến
Cây nhân sâm mọc hoang và được trồng ở
Trung Quốc, Triều tiên, vùng Viễn đông của Liên Xô cũ, Nhật Bản, Mỹ,Triều tiên.
Sau đây, xin giới thiệu sơ lược cách trồng và chế biến nhân sâm của Triều Tiên.
a. Chọn hạt giống
Cây nhân sâm mọc khỏe, tốt đã mọc được 4
-5 năm, vì cây 3 năm chưa đủ khỏe, cây 6 năm vỏ hạt cứng quá khó nảy mầm.
b. Gieo hạt
Hạt thu hoạch tháng 8, cuối tháng 10 – 11
gieo hạt, tưới nước và để nằm dưới đất qua mùa đông có tuyết.
Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm sau, hạt nảy
mầm. Trong thời gian cây lớn cần tưới đều giữ ẩm thích hợp.
c. Đánh cây con đi trồng
Có thể đánh vào mùa thu ( cuối tháng 10
đến trung tuần tháng 11) hoặc vào mùa xuân ( đầu tháng 3 đến đầu tháng 4) ngay
trong năm đầu sau khi cây nảy mầm. Đánh đi trồng vào mùa xuân thì tốt hơn.
Trong thời gian trồng cần che nắng
cho nhân sâm, chỉ nên cho nắng buổi sáng chiếu vào.
Phân bón dùng phân xanh và khô dầu, không
bón thúc bằng phân bắc và nước tiểu.
d. Thu hoạch
Sau 6 năm, vào trung tuần tháng 9 và
thượng tuần tháng 10 đào củ, chú ý tránh làm rễ bị đứt, không phơi gió, phơi
nắng để giữ nguyên độ ẩm trong sâm. Sau đó, chia loại sâm tốt để chế hồng sâm,
loại kém để chế bạch sâm.
e. Chế biến nhân sâm
Ở đây chỉ giới thiệu cách chế biến hai
loại hồng sâm và bạch sâm của triều tiên.
* Hồng sâm:
chọn những củ sâm nặng nhất, nặng ít nhất
37g, rửa sạch từng củ bằng bàn chải nhỏ, rửa ở dưới nước, để nguyên cả rễ, kể
cả rễ nhỏ, rửa như vậy sẽ được củ sâm trắng ngà. Cho vào nồi hấp ở áp lực hơi
nước cao 2 atmotphe từ 1 giờ 20 phút đến 1 giờ 30 phút. Nhiệt độ hấp 80 – 90 độ
C. Sau đó sấy khô ở nhiệt độ 60 – 70 độ C ( 6-7 giờ) hoặc ở 50 – 60 độ ( 8-10
giờ) nên sấy khô rất nhanh.
Sau khi sấy khô, dùng tay rứt các rễ con
để riêng gọi là tu sâm, củ sâm còn lại giống như hình người ( nếu không giống thì sửa
lại cho giống) phơi ra nắng từ 7 đến 15 ngày ( tùy sâm to hay nhỏ) là được. Sau
đó chia hồng sâm thành 2 cấp:Cấp
trời (
màu đẹp , dáng đều đặn, giống người), còn lại cấp đất.
Cuối cùng đóng gói từng cân ta ( 600g)
một. Loại tốt nhất 15 củ nặng 600g, loại kém nhất 60 củ = 600g.
* Bạch sâm:
Vì sâm này khô và trắng. Sâm này không đủ
tiêu chuẩn chế hồng sâm thì chế bạch sâm.
Trước hết cắt bỏ rễ con, dùng dao tren cạo
sạch vỏ mỏng, sau đó phơi nắng cho hơi khô, đem vào sửa thành hình người rồi
lại phơi nắng cho khô hẳn . Thời gian phơi cả trước lẫn sau hết chừng 7 tới 15
ngày. Sau đó đóng gói như hồng sâm. Thường hồng sâm được đóng vào hòm gỗ, bạch
sâm đóng vào hòm giấy.
Nhân sâm
Hàn Quốc có một hệ thống rễ trong đó bao gồm đầu thân rễ, rễ chính và rễ phụ
(chân rễ chính) mà từ đó rất nhiều rễ tốt và lông rễ phát triển.
Hình dạng
của nhân sâm Hàn Quốc trải qua một quá trình chuyển đổi trong quá trình rễ phát
triển. Trong năm đầu tiên gieo trồng, rễ nhân sâm trải qua quá trình rễ kéo dài
(4 đến 6 tháng) và quá trình rễ to ra (7-9 tháng) để trở thành cây con mang củ.
Rễ phụ được cắt tỉa khi trồng, trong năm thứ hai rễ bên mới bắt đầu phát triển,
và chiều dài của rễ chính và số rễ phụ được hình thành trong năm thứ ba gieo.
Trong những
năm thứ tư và thứ năm, bề dày rễ chính và rễ bên phát triển toàn diện để tạo
thành hình dạng độc đáo của rễ nhân sâm. Khi được 6 tuổi, nhân sâm được sử dụng
để sản xuất hồng sâm, có chiều dài 7 ~ 10cm từ gốc (đường kính: 2 ~ 3cm)
với rễ bên và cuống dễ to.
Tổng chiều
dài của cây nhân sâm là khoảng 34cm và trọng lượng là 40 ~ 120g (trong một số
trường hợp, lên đến 300g). Khi để nhân sâm phát triển hơn 7 năm qua, sự tăng
trưởng của nó là khá chậm và nó trở thành gỗ hóa dần. Điều này dẫn đến sự phát
triển mở rộng của củ sâm to hơn và khi chế biến thường có màu trắng.
Các sản phẩm qua chế biến nhân sâm Hàn Quốc:
Sâm trắng hay bạch sâm
là quá trình nhân sâm được phơi khô bằng ánh sáng mặt trời, nhiệt hoặc các
phương pháp khác đến khi khô đến một độ nhất định. Nó có thể được phân loại
dựa trên hình dáng thành nhân sâm thẳng, nửa uốn cong, và cong tùy thuộc vào
hình dạng của nó. Thường phơi đến khi hơi nước trong sâm giảm dưới 15%.
|
|
Hồng sâm là quá trình
nhân sâm hấp bằng hơi nước hoặc các phương pháp khác. Hồng sâm được đánh giá
bởi hình dạng của nó dựa vào Cheon (trời), Ji (đất) và Yang (tốt). Trong quá
trình hấp hơi, tinh bột trong nhân sâm trở nên keo hóa, tăng số lượng saponin được
kích hoạt thêm các yếu tố hiệu quả.
|
|
Từ nguyên liệu là sâm
tươi, sâm được cho vào nước đang sôi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sau
khi thấy lớp vỏ và một phần thân sâm dần chuyển sang màu đỏ thì vớt ra và sấy
khô. Thái cực sâm là sản phẩm có hình dáng, màu sắc ở giữa Bạch sâm và Hồng
sâm. Do được chế biến trong nhiệt độ cao nên Thái cực sâm cũng có dưỡng
chất có tác dụng tốt như Hồng sâm
|
Phân loại dựa trên phương
pháp chế biến
Nhân sâm được phân loại dựa trên phương
pháp chế biến sâm tươi ra sâm có màu sắc hình dạng khác nhau, nguyên vẹn màu đỏ
hay bạch sâm. Việc phân loại dựa trên phương pháp chế biến là như sau.
Tên
|
Chế biến
|
Hồng sâm
|
Hấp và sấy khô nhân sâm 6 tuổi. Nó xuất hiện màu nâu vàng hay
màu nâu đỏ sáng.
|
Nhân sâm tươi
|
Bóc nhân sâm tươi hoặc phơi nắng hay sưởi ấm nhân sâm với nguyên
vẹn vỏ ngoài.
|
Nhân sâm trắng hay bạch sâm
|
Ép mỏng và làm khô nhân sâm tươi.
|
Nhân sâm trắng chưa gọt vỏ khô
|
Một loại của bạch sâm. Nó không được ép mỏng, làm khô nhân sâm
tươi.
|
Bạch sâm khô
|
Bạch sâm không được ép mỏng.
Bạch sâm khô sau khi ngâm trong nước
khoảng 10 đến 20 phút tại 80 ℃ ~ 90 ℃
|
Nhân sâm tẩm mật ong
|
Thái lát nhân sâm nhúng vào mật ong hoặc đường
|
Chunsam
|
Chất lượng cao nhất của hồng sâm
|
Jisam
|
Chất lượng trung bình của hồng sâm
|
Yangsham
|
Chất lượng thấp của hồng sâm
|
Nhân sâm thẳng
|
Bạch sâm với rễ phụ mở ra
|
Nhân sâm một nửa uốn cong
|
Bạch sâm với rễ bẻ cong về phía thân
|
Nhân sâm uốn cong
|
Bạch sâm với rễ phụ và đuôi cong trước khi xử lý
|
Nhân sâm tốt rễ
|
Khi tìm thấy đã khô hoặc rễ tách biệt hoặc ra khỏi cơ thể khi chọn,
chế biến nhân sâm.
|
Quy trình kỹ thuật
trồng cây nhân sâm Hàn Quốc dưới tán rừng
( Tài liệu được nghiên cứu và áp dụng)
1. Lời nói đầu
Quy trình này áp dụng trồng chăm sóc nhân sâm
dưới tán rừng từ khâu xử lý hạt giống, ươm hạt, tạo cây con, trồng, chăm sóc.
Quy trình này áp dụng cho việc trồng nhân sâm
ở vùng, miền dưới tán rừng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế là
hướng đi mới cho người dân trồng rừng với mục đích xen canh trên diện tích nhất
định.
Quy trình này là cơ sở để xây dựng các tiêu
chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, đánh giá hiệu quả, hoạch định chính sách,
chiến lược phát triển.
2. Điều kiện gây trồng
2.1 Đất đai
- Đất xám phù sa có thành phần sét pha cát,
không ngập úng trong mùa mưa.
- Đất đỏ Bazan hoặc vàng đỏ, ít bị thoái hoá, một
số cây lâm nghiệp phát triển tốt.
- Các loại đất Feralit khác có tầng đất dày ở
địa thế ẩm mát.
- Đất nâu đen trên đá mẹ là Tuff bazan và đá
Bazan nhưng phải có lớp đất mặt xốp và ít đá lẫn .
- Độ pH thích hợp: 4,5-5.
2.2 Giống nhân sâm
Hạt giống nhân sâm được nhập khẩu từ vùng Geumsan – Hàn Quốc. Hạt được thu hái từ cây nhân sâm tuổi 3, cây sinh trưởng tốt, có
dáng đẹp, phát triển cân đối, tán lá dày, đều, không bị sâu bệnh. Đã được xử lý
phân tầng theo tiêu chuẩn.
Bảo quản hạt giống trong túi ni lông được hút
chân không, nhiệt độ thích hợp 60 – 100 đảm bảo tỉ lệ nảy
mầm 95%.
2.3 Tạo cây con
Chọn lập vườn ươm:
- Phải được xây dựng ở nơi cao ráo, bằng
phẳng, thông thoáng và thoát nước. Thành phần cơ giới của đất từ trung bình đến
thịt nhẹ. Tránh hướng đón nắng nóng và gió hại mạnh trực tiếp. Có nhà lưới hoặc
lưới phản quang.
Chuẩn
bị đất gieo:
- Luống reo rộng 1,2m, cao 15-20cm, dài 5-10m.
Rãnh luống rộng 40-50cm.
- Đất trên mặt luống phải được đập nhỏ tới
đướng kính dưới 5mm, loại bỏ cỏ, các tạp vật và san cho phẳng.
- Trước khi gieo 5-7 ngày, đất được xử lý bằng
Boocdo nồng độ 0,5-1% với liều lượng 1 lít/m2 để chống nấm.
2.4 Xử lý và gieo hạt
- Lượng hạt cần cho 1 sào Bắc Bộ( 360m2) khoảng 0.2-
0.3 kg hạt.
- Hạt giống được
thu hái từ cây nhân sâm tuổi 3 mới đảm bảo chất lượng hạt giống. Sau khi xử lý
lạnh hạt giống, ngâm hạt, và ủ nẩy mầm…Khi nhân sâm cao 5 -7cm cấy vào bầu, hoặc
trồng trực tiếp ra ruộng sản xuất.
* Chú ý:
(Ngâm hạt trong nước 3 sôi 2 lạnh trong 2h, vớt hạt ủ
trong khăn ẩm 3 ngày, hàng ngày rửa chua 1 lần vào buổi chiều). Thời gian nảy mầm
25 ngày.
2.5 Tạo bầu, đóng và xếp bầu
- Tạo bầu: Túi bằng polyetilen kích thước
14x25cm có đục lỗ thủng đáy.
- Ruột bầu: 85% đất mặt vườn ươm, đất được đập
nhỏ, sàng, nhặt hết cỏ, đá lẫn và trộn với 1-2% Super Lân + 10-13% phân chuồng
hoai.
- Đóng và xếp bầu: Dãy sạch cỏ, san phẳng nền
vườn. Trước khi đóng bầu 7-10 ngày phun dung dịch Boocdo 0,5-1% với liều lượng
1 lít/m2 trên toàn bộ diện tích để trừ sâu bệnh.
- Đóng bầu: Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ
lệ nói trên. Nếu đất quá khô thì tưới nước vừa đủ để dễ trộn. Cho đất vào đấy
bầu khoảng 5-7cm lèn chặt để định hình bầu và giữ đất trong bầu không bị rơi
vãi ra ngoài, sau đó cho đất đầy tới miệng bầu.
- Xếp bầu: Bầu được xếp sát nhau thành luống
rộng 0,9-1m, các luống bầu cách nhau 40-60cm để thuận lợi cho việc đi lại và
chăm sóc. Xung quanh luống đắp gờ cao 8-10cm để giữ ẩm và giữ cho bầu không bị
đổ nghiêng.
2.6 Cấy cây vào bầu
- Tiến hành cấy cây mạ vào bầu khi cây có được
4 lá và cao khoảng 5-7cm.
- Thời gian cấy cây tốt nhất là vào những ngày
có mưa, ẩm độ tương đối khoảng 90-100%. Tuyệt đối không được bứng và cấy cây
vào buổi trưa hay khi trời nắng gắt.
- Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi cấy 1
ngày, xếp lại các bầu bị nghiêng cho thẳng đứng, bổ sung đất vào những bầu đất
bị vơi. Phun nước vào luống reo cây mạ cho thật ẩm trước khi nhổ cây mầm đem đi
cấy.
- Cây cấy vào bầu sao cho rễ ở tư thế tự
nhiên, tiếp xúc tốt với đất, cây thẳng không bị dập nát. Cấy xong dùng ô doa có
lỗ nhỏ hoặc bình phun tưới cho đất đủ ẩm và giữ ẩm trong suốt thời gian gieo
ươm cây tại vườn ươm, lượng tưới 3-4 lít/m2, ngày tưới 1 lần.
- Ngay sau khi cấy cây vào bầu xong phải che
bằng dàn che. Dàn che phải tạo nên độ che khoảng 2/3 ánh sáng trực xạ.
3. Chăm sóc cây con
- Trong một tuần đầu ngay sau khi cấy phải
tưới ngày 3 lần sau đó ngày tưới 2 lần. Lượng nước tưới mỗi lần 2-3 lít/m2.
Trong những ngày mưa thì giảm hoặc không tưới nếu đất đủ ẩm từ mặt đất đến đáy
bầu.
- Trong thòi gian từ khi cây cấy được 20-30
ngày cho đến trước khi trồng 4 tuần nếu thấy cây sinh trưởng kém thì cần tiến
hành tưới phân NPK với nồng độ 0,5% (1kg/200 lít nước) cho cây. Liều lượng tưới
1kg cho 10.000 cây con.
- Tưói phân bầng ô doa lỗ nhỏ vào sang sớm hặc
chiều tối, không phân vào những ngày mưa và vào buổi trưa nắng nóng. Sau khi
tưới phân phải tưới rửa lá toàn bộ cây con bằng nước sạch với liều lượng 2
lít/m2.
- Làm cỏ phá váng 10-15 ngày một lần.
- Tiến hành phân loại cây con, xếp cây có cùng
kích thước và chất lượng vào 1 luống để có chế độ chăm sóc thích hợp.
- Khi rễ cây đâm xuống nền luống thì tiến hành
đảo bầu 1 tháng 1 lần.
- Phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây con bằng
thuốc Boócđô pha nồng độ 0,5-1% phun 1 lít/5m2.
4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng
- Tuổi cây con: 3 - 4 tháng tuổi.
- Chiều cao cây: cao hơn 15 cm.
Cây sinh trưởng tốt thân thẳng, cân đối, không
bị sâu bệnh, cụt ngọn. Những cây ốm yếu, không đạt tiêu chuẩn cần phải được
loại bỏ.
5. Chuẩn bị và xuất cây con
- Trước khi xuất cây con cần tưới cho luống
bầu đủ ẩm. Sau đó nhấc nhẹ từng bầu xếp vào khay cho bầu dứng thẳng.
- Tránh làm dập nát, vỡ bầu trong quá trình dỡ,
xếp và vận chuyển cây con để trồng.
- Những cây khoẻ mạnh nhưng còn nhỏ được tập
trung lại một chỗ, tiếp tục chăm sóc để trồng sau.
6. Phương thức trồng
Nhân sâm được trồng theo phương thức hỗn giao
theo hàng với các loài là: Keo lá tràm, đậu tràm,…
7. Xử lý thực bì
- Mở rạch trồng nhân sâm rộng 1m, phát dọn
sạch cây bụi thảm tươi trong rạch. Cự ly giữa tâm rạch này đến tâm rạch kia là
6m.
- Hướng của rạch phải được bố trí đồng mức. Việc
xử lý thực bì phải hoàn thành trước khi trồng 1 tháng.
8. Làm đất
Tùy điều kiện đất đai, đầu tư mà lựa chọn biện
pháp làm đất thích hợp. Việc làm đất phải được hoàn thành trước khi trồng ít
nhất là 10 ngày.
Xử lý thực bì xong tiến hành đào hố theo kích
thước: 40x40x40cm Các hàng cây được bố trí theo đường đồng mức, cự ly giữa các
hố 1m. Khi đào hố phải cuốc lớp đất mặt để riêng ra một bên, sau khi đào hố
xong xúc lớp đất mặt vào đáy hố.
9. Bón lót
Nơi có điều kiện bón lót bằng phân chuồng (
đặc biệt là phân gà) với liều lượng 1-2kg/hố hoặc phân NPK 0,10-0,15kg/hố.
Bón lót được thực hiện đồng thời với việc lấp
hố bằng cách trộn đều với đất ở độ sâu giữa hố, sau đó lấy đất lấp lên.
10. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng tốt nhất là từ tháng 2 -3 hoặc
tháng 8 -9 , chọn những ngày dâm mát, có mưa để trồng.
11. Kỹ thuật trồng
- Phải chọn cây đủ tiêu chuẩn đem trồng. Khi vận chuyển cây đem trồng, ruột bầu phải
ẩm, nhưng không được tưới đẫm nước làm cho ruột bầu quá mềm nhão.
- Phải xé bỏ bầu trước khi trồng. Không được
làm vỡ bầu hay biến dạng bầu.
- Trộn đều đất trong hố. Đào lỗ đặt bầu sao
cho rễ và thần cây ngay thẳng ở giữ hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố
1-2cm.
- Lấp phần đất mặt xuống trước, lèn chặt bầu,
vun thêm đất mặt vào quanh gốc trên cổ rễ 2-3cm.
12. Chăm sóc, thu hoạch
- Năm thứ nhất và năm thứ hai: Phát dọn dây
leo, cây bụi và cành nhánh cây tái sinh chèn ép cây trồng, cuốc xới vun gốc cho
cây mỗi năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
- Năm thứ 3 thứ 4: Phát cây bụi, cây tái sinh,
dây leo và cành nhánh cây ở băng trồng rừng nếu thấy hiện tượng cây phù trợ
chèn ép nhân sâm thì cần phải phát tỉa bớt cành nhánh cây phù trợ.
- Thu hoạch từ năm thứ 3 đối với cây đủ tiêu
chuẩn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét